Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 503/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi làm việc về tình hình thực hiện các công trình giao thông trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm cả đường sắt,ôiphụctuyếnđườngsắtThápChàbóng đá trực tiếp hôm nay sân bay, cao tốc.
Với dự án đường sắt Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Đà Lạt (Lâm Đồng), trước đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu phương án khôi phục, cải tạo theo phương thức PPP. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Lâm Đồng khẩn trương phối hợp với Bộ GTVT để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định.
Tháng 8, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch định hướng phát triển GTVT đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045; trọng tâm là khôi phục, cải tạo và khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt răng cưa độc đáo Đà Lạt - Tháp Chàm phục vụ du lịch.
Tuyến đường sắt răng cưa dài hơn 83 km, dự kiến có 16 ga và trạm khách, bổ sung 2 ga và 2 trạm khách so với tuyến cũ. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 1.2025 - tháng 6.2029.
Dự án có 2 hợp phần: khôi phục đoạn từ ga Tháp Chàm đến ga Trại Mát (Đà Lạt) dài hơn 76 km, khôi phục và xây mới cầu, hầm, nhà ga. Thứ hai là nâng cấp đoạn từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt đang khai thác dài 6,7 km và tôn tạo, bảo tồn các nhà ga Đà Lạt, Trại Mát.
Về cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Phó thủ tướng giao Bộ GTVT khẩn trương thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Bộ KH-ĐT hoàn thành báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, hoàn thành trước ngày 15.12, bảo đảm tiến độ khởi công vào quý 1/2024.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ KH-ĐT nghiên cứu đề xuất bổ sung nguồn vốn ngân sách T.Ư cho dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP (giai đoạn 1) với kinh phí 2.500 tỉ đồng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
UBND tỉnh Lâm Đồng rà soát, chuẩn bị các điều kiện để khẩn trương hoàn thiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định ngay sau khi được cấp có thẩm quyền thông báo vốn.
Cảng hàng không Liên Khương đã được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế, với quy mô cấp 4E, công suất 5 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2021 - 2030) và 7 triệu hành khách/năm (định hướng đến năm 2050).
Phó thủ tướng giao Bộ GTVT khẩn trương phê duyệt quy hoạch chi tiết; phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện đầu tư nâng cấp trên cơ sở căn cứ nhu cầu và đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Với cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng), theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến cao tốc này được đầu tư trong giai đoạn sau năm 2030.
Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND tỉnh Khánh Hòa căn cứ nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động được nguồn lực, thống nhất với Bộ GTVT để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận đầu tư sớm hơn theo đúng quy định.
Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh các quy hoạch có liên quan để đầu tư, khai thác có hiệu quả hạ tầng kinh tế - xã hội liên quan đến tuyến đường này, trong đó nghiên cứu áp dụng mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD).